Máy phát điện dùng cho gia đình bao nhiêu kW là hợp lý?

Một thực trạng lớn đối với các anh chị em khi mua máy phát điện dùng cho gia đình là: Mua máy công suất không phù hợp:
- Công suất máy quá yếu dẫn đến hiện tượng quá tải, chập cháy điện
- Chọn máy thừa công suất vừa lãng phí tiền vừa lãng phí nhiên liệu
Vậy với nhu cầu gia đình, dùng máy phát điện công suất bao nhiêu là hợp lý? Bài viết dưới đây của phonglien.vn sẽ hướng dẫn bạn cách chọn máy phát điện sao cho phù hợp nhu cầu và tối ưu chi phí nhất! Tham khảo ngay nhé!
I. Công suất máy phát điện là gì? Các ký hiệu công suất
1.1. Về các khái niệm công suất máy phát điện
Khi nhắc đến công suất, chúng ta có một số khái niệm liên quan nữa đến công suất là:
(1) Công suất định mức: Công suất tối đa mà máy phát điện có thể hoạt động liên tục trong 24 giờ mà không bị quá tải. Chúng thường được ghi trên thông số kỹ thuật của máy.
(2) Công suất tối đa: Công suất cực đại mà máy đạt được trong thời gian ngắn (vài giây đến vài phút), thường dùng cho thiết bị có dòng khởi động cao như: Tủ lạnh, điều hòa, máy bơm... Nó cũng còn được gọi là công suất đỉnh. Ví dụ: Nhà sản xuất có thể ghi trên thông số máy phát điện là: Công suất máy phát điện 2.0kW, công suất tối đa 2.5kW.
(3) Công suất liên tục: Công suất máy có thể chạy không giới hạn thời gian nhưng ở mức tải ổn định, không biến động. Chúng thường được áp dụng cho các loại máy phát điện chạy dầu diesel công nghiệp.

Máy phát điện Honda có công suất 2.3-2.5kVA
1.2. Về các ký hiệu công suất
KW (Kilowatt) là đơn vị đo công suất phổ biến nhất, cho biết khả năng cung cấp điện của máy. Đây là chỉ số thể hiện công suất thực của máy. Ở Việt Nam, khi nhắc đến công suất, người trong nghề còn nhắc đến 1 từ là “kí” hay “cân” - Chúng cũng thường được gọi để thể hiện công suất của máy. Máy phát điện 2 kí dùng để chỉ máy phát điện có công suất khoảng 2kW.
Bên cạnh đó, HP (mã lực) hay kVA cũng là những đơn vị khá phổ biến khi nhắc đến công suất máy phát điện. Cách quy đổi như sau: 1HP = 0.746kW hoặc 1kW =1.36HP = 0.8kVA.
II. Máy phát điện dùng cho gia đình bao nhiêu kW là hợp lý?
Dưới đây là 3 bước QUAN TRỌNG tính toán công suất các thiết bị dùng trong gia đình để từ đó bạn có thể lựa chọn được máy phát điện công suất phù hợp!
1. Bước 1 - Lựa chọn thiết bị để tính công suất cho máy phát điện dùng cho gia đình
TÍNH TOÁN CÔNG SUẤT THIẾT BỊ THẾ NÀO - Có đến hơn 90% anh chị em chưa có kinh nghiệm mua máy phát điện không biết cách tính toán công suất thiết bị gia đình ra sao để chọn máy phát điện cho hợp lý! Hãy bắt bằng việc xác định thiết bị thiết yếu cần duy trì hoạt động trong thời gian mất điện. Ưu tiên cách thiết bị như:
(1) Thiết bị bảo quản thực phẩm, bếp: Tủ lạnh, nồi cơm điện…
(2) Hệ thống đèn chiếu sáng
(3) Các thiết bị làm mát: Quạt điện, điều hòa
(4) Thiết bị liên lạc: Router mạng, TV
Nguyên tắc quan trọng khi tính toán thiết bị: Ưu tiên những thiết bị trọng tâm, phục vụ sinh hoạt mà KHÔNG PHẢI là cộng tất cả công suất các thiết bị trong gia đình!

2. Bước 2 - Tính tổng công suất tiêu thụ và công suất khởi động
Mắc sai lầm ở bước này sẽ khiến máy phát điện quá tải ngay khi khởi động. Lý do: Thiết bị có motor (tủ lạnh, điều hòa) cần công suất gấp 2–3 lần khi khởi động. Công thức tính:
Tổng công suất chạy liên tục (Running Watt) = ∑ Công suất thiết bị.
Công suất khởi động tối đa (Surge Watt) = Công suất khởi động của thiết bị lớn nhất + Tổng công suất chạy của thiết bị còn lại.
Ví dụ như:
→ Tủ lạnh 300W (công suất tối đa 1.000W) + Điều hòa 1.500W (công suất tối đa 3.000W).
Tổng công suất chạy liên tục = 300 + 1.500 = 1.800W.
Công suất khởi động tối đa = 3.000 (điều hòa) + 300 (tủ lạnh) = 3.300W.
→ Cần máy phát điện đáp ứng tối thiểu 3.300W.
3. Bước 3 - Chọn máy phát điện có công suất lớn hơn 20-30%
Nguyên tắc vàng: Không chạy máy phát điện ở 100% công suất để tránh giảm tuổi thọ. Hãy dư ra 20–30%:
Công thức: Công suất máy phát điện = (Tổng Surge Watt) × 1.3.
Ví dụ thực tế:
(1) Đối với hộ gia đình nhỏ (3–4 người), gồm có các thiết bị như: 1 tủ lạnh (300W, tối đa 1.000W) + 2 quạt (60W) + 5 đèn LED (10W).
Tổng công suất chạy liên tục = 300 + 120 + 50 = 470W.
Công suất khởi động tối đa = 1.000 (tủ lạnh) + 120 + 50 = 1.170W.
→ Chọn máy 2–3 kW (Máy phát điện 2-3 kí).
(2) Đối với hộ gia đình dùng điều hòa có sử dụng các thiết bị như: 1 điều hòa 12.000 BTU (1.500W, tối đa 3.000W) + tủ lạnh 300W.
Công suất khởi động tối đa = 3.000 + 300 = 3.300W.
→ Chọn máy 4–5 kW (máy phát điện 4-5 kí)

III. Kinh nghiệm chọn mua máy phát điện gia đình
1. Đánh giá công suất các loại máy phát điện dùng cho gia đình phổ biến nhất!
(1) Máy phát điện công suất 2-3 kW: Chỉ dùng được cho những thiết bị cơ bản (đèn, quạt, TV), phù hợp cho gia đình không hoặc ít dùng điều hòa. Có mức giá khoảng 4-10 triệu đồng.
(2) Máy phát điện cho gia đình công suất 4-5kW: Ngoài những thiết bị sinh hoạt cơ bản, dòng máy phát này có thể tải được điều hòa, máy bơm nước. Mức giá dao động trong khoảng 10-30 triệu đồng.
(3) Dòng máy công nghiệp công suất khoảng 6-7kW, có thể đáp ứng công suất cho cả 1 tòa nhà. Mức giá khoảng 40-100 triệu đồng (tùy vào thương hiệu).

2. Gợi ý chọn công suất máy phát điện theo quy mô gia đình
Với kinh nghiệm hơn 20 chục năm phân phối các loại máy phát điện dùng cho gia đình cho hàng trăm nghìn khách hàng, Điện Máy Phong Liên đã thống kê lại những loại máy phát điện có công suất phù hợp với từng quy mô gia đình cụ thể. Bạn có thể tham khảo thông tin dưới đây:
- Với hộ gia đình nhỏ (2-3 người), cần sử dụng nồi cơm, đèn, quạt, tủ lạnh mini: Công suất khuyến nghị khoảng 2-3 kW.
- Hộ gia đình trung bình (4-5 người) có các thiết bị như nồi cơm, đèn, quạt, tủ lạnh, điều hòa: Công suất khuyến nghị khoảng 3-5kW.
- Hộ gia đình lớn (trên 6 người) bên cạnh những thiết bị sinh hoạt cơ bản còn có 2 điều hòa, 1 tủ lạnh thì công suất khuyến nghị khoảng 5-7kW.
Việc chọn máy phát điện cho gia đình bao nhiêu kW không khó nếu bạn áp dụng 3 bước tính toán trên. Đừng quên dự phòng 20–30% công suất và ưu tiên thiết bị thiết yếu! Mong rằng bài viết này sẽ có ích cho những ai đang muốn mua máy phát điện dùng trong gia đình tối ưu chi phí nhất!
Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!