Nên mua máy bào cuốn hay máy bào thẩm?
Đây là câu hỏi mà tôi nhận được của rất nhiều người: "Nên mua máy bào nào trước". Và câu trả lời của tôi là cả hai cùng lúc. Với riêng máy bào thẩm bạn không thể định hình phôi gỗ theo độ dày chính xác mong muốn. Với máy bào cuốn bạn có thể định hình được độ dày nhưng ngược lại không thể làm cho thanh gỗ hết cong nếu như không có máy bào thẩm.
Tất nhiên bạn vẫn có thể khắc phục nếu như không có máy bào thẩm bằng một tấm băng trượt tự chế nhưng nếu thực sự làm mộc một cách nghiêm túc và không muốn mất quá nhiều thời gian cho một thao tác bào gỗ tôi vẫn khuyên bạn theo câu trả lời bên trên. Đơn giản chỉ là máy bào thẩm sẽ làm phẳng một bề mặt còn máy bào cuốn sẽ cho ra các thanh gỗ theo cùng 1 độ dày mong muốn nào đó.
Tất nhiên bạn vẫn có thể khắc phục nếu như không có máy bào thẩm bằng một tấm băng trượt tự chế nhưng nếu thực sự làm mộc một cách nghiêm túc và không muốn mất quá nhiều thời gian cho một thao tác bào gỗ tôi vẫn khuyên bạn theo câu trả lời bên trên. Đơn giản chỉ là máy bào thẩm sẽ làm phẳng một bề mặt còn máy bào cuốn sẽ cho ra các thanh gỗ theo cùng 1 độ dày mong muốn nào đó.
Tấm băng trượt tự chế giúp các bạn không cần đến máy bào thẩm
Bắt đầu với máy bào thẩm
Ảnh của Jim Richey (Text by Mộc Chay)
Trước khi bào thô bề mặt phôi gỗ bạn cần xác định hình dạng vật lý của nó. Nếu phôi gỗ mà bạn đang xử lý có hình dạng cong cánh cung (theo chiều dài) hoặc cong dạng đít cốc (theo chiều rộng), bạn cần đặt hướng xuống để đảm bảo sự vũng chắc khi thao tác. Trong trường hợp nếu như bạn chỉ cần các thanh gỗ ngắn và nhỏ mà gặp phải các phôi gỗ dài và cong theo như hai trường hợp trên bạn có thể cắt nhỏ nó ra bằng cưa bàn, cưa đĩa cầm tay hoặc cưa trượt đa góc để tránh tình trạng gây lãng phí gỗ khi bào và giữ được chiều dày mong muốn. Với trường hợp dạng đít cốc bạn cần làm phẳng một cạnh bằng máy bào thẩm hoặc bào tay sau đó đem xẻ nhỏ theo kích thước mong muốn bằng cưa bàn. Với những bạn sở hữu một chiệc cưa lọng vòng đủ tốt, tôi khuyên các bạn nên xẻ trên đó, nó giúp các bạn an toàn và đỡ gây lãng phí gỗ hơn.
THAM KHẢO: Các dòng máy cưa Makita
Hướng đặt phôi gỗ khi bào
Sau đó là máy bào cuốn
Với những những người thợ mộc hoặc DIYER thiếu tính kiên nhẫn, theo tôi phán đoán hầu hết sẽ tiến thẳng đến việc sử dụng máy bào cuốn thày vì thẩm trước một bề mặt. Rất tiếc cách này không đem lại sự hiệu quả. Máy bào cuốn yêu cầu bắt buộc một bề mặt phẳng trước khi xử lý. Bạn cần giữ phôi gỗ áp sát đế máy bào khi phôi gỗ đã được bào khoảng 1/2 độ dài bạn cần di chuyển ra phía sau và đỡ phần còn lại để tránh tình trạng phôi gỗ bị nẹm ở phần cuối. Tình trang này rất hay xảy ra nếu như mặt ra của bào cuốn ngắn, phôi gỗ quá dài và nặng hay như rulo cuốn của một số máy không có độ ghì đủ chắc...
Máy bào cuốn với phần đế máy được đặt đối diện và và song song với lưỡi cắt giúp cho chúng ta dễ dàng định hình phôi gỗ theo chiều dày mong muốn. Việc lựa chọn đầu nào khi bào phụ thuộc vào hướng vẫn gỗ,chọn đúng giúp các bạn giảm thiểu được tình trạnh xơ, lầy bề mặt cũng như giúp cho nhát cắt mịn mạng hơn.
THAM KHẢO: Máy bào cuốn Makita 2012NB
Nguồn: Vương - Mộc Chay
Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!